• Quỳnh Hoa

Bạn làm gì khi bị phản bội?

“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư là câu chuyện về một gia đình với người chồng bị phản bội và hai đứa con lớn lên trong vết thương không bao giờ lành miệng của người cha. Trong bối cảnh mênh mông sông nước miền Tây, cuộc đời của gia đình ba người buồn thăm thẳm, buồn đếm ám ảnh. Nỗi buồn đó cũng khiến người đọc nhận ra rằng, nỗi đau bị phản bội sẽ có lúc là quá lớn, có thể khiến người ta thay hình đổi dạng, có thể biến một con người vốn nồng ấm trở nên cay đắng, nghiệt ngã. Nhưng quy luật là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mình cũng phải chịu trách nhiệm cho mọi hành động của bản thân và dần dà sẽ phải trả giá cho tất cả những đau thương mà mình đã gây ra cho người khác.

Tướng về hưu – người lạc loài trong thời đại mới

Cuộc sống hữu hạn, hãy yêu thương

Nghĩa hiệp và chính trực

Quân khu Nam Đồng là một hiện tượng xuất bản năm 2015 mà tác giả lại là một nhà văn tay ngang. Giá trị của cuốn sách là ở chỗ, tác phẩm đã góp thêm một cái nhìn hoàn toàn mới về chiến tranh. Không bi luỵ hay đau thương, không lầm lạc hay tuyệt vọng, cuốn sách đem đến một mảng màu tươi sáng với những tiếng cười và cả những giây phút lặng người đi. Mộc mạc, giản dị, dí dỏm mà sâu sắc, tác giả Bình Ca đã chạm vào cái lõi của đời sống con người, chạm vào trái tim của từng độc giả.

Mất hy vọng là mất tất cả

Nếu như nỗi buồn chiến tranh trong tác phẩm “Bến không chồng” của Dương Hướng có đau thương xa xót với những lầm lạc của thời cuộc thì trong những nỗi buồn đó vẫn còn khao khát vươn lên, hướng tới một cuộc sống yên bình và hạnh phúc. Còn trong nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, đó là những nỗi buồn không lối thoát. Bi thương. Điêu tàn. Không thể nào gượng dậy nổi. Bởi lẽ nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là nỗi buồn từ những niềm hy vọng đã chết. Vậy nên ở đó, cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân đã chiến thắng chính nghĩa.

“Bến không chồng” – Những lầm lạc thời hậu chiến

Dòng văn học Việt Nam thời kỳ hậu chiến có một số tác phẩm đặc sắc và “Bến không chồng” là một trong số đó. Tác phẩm đã góp được một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến, với gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh mà còn là những lầm lạc của con người trong một bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách. Để rồi sau này khi nhìn lại mới thấy, có những lầm lạc gây nên bi kịch mà người gây ra vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân.